Chọn ngôn ngữ

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

...NGẪM VỀ NGÀN XƯA - NGHĨ TỚI NGÀY SAU...

- "Như một nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay - quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế ngự. Thế kỷ 16-19, những mối quan hệ kỹ thuật - kinh tế từng bước chiếm ưu thế. Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi".  

* * *

Nhắc lại nhận định của một nhà nghiên cứu Tây phương như vậy để bắt đầu suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Dẫn theo dịch học thì nhân bản, khoa học, thiết thực, bền vững là những tiêu chuẩn văn hóa cơ bản. - Trước hết mời các bạn xem một bộ phim khoa học "Hành trình vĩ đại của nhân loại - Châu Á".


Con người ở mỗi vị trí địa lý khác nhau có cảm giác khác nhau về các mùa trong năm - thực chất là tương quan vận động giữa Trái Đất và Mặt Trời, lưu ý vị trí của tia sáng vuông góc trên Trái Đất trong mỗi mùa (minh họa). Tổng quan những nhận thức này của người phương tây đã có từ khoảng 500 năm trước mở đầu cho các thành tựu khoa học kỹ thuật:


Vị trí địa lý của Việt Nam nhận được một lượng nhiệt lớn trong năm thuận lợi cho sự phát triển cây trồng và vật nuôi. Hiểu biết về địa lý - thiên văn - lịch pháp lại tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu ẩm thực của con người. (Vậy mà ngày nay ăn uống vẫn đang là cấp thiết đối nhiều người Việt Nam cũng như hàng tỷ người trên khắp hành tinh):


Phong/ Sơn  là quẻ dịch thứ 54 theo như minh họa trên đây có hình tượng Chim Hồng (Hạc) xuyên suốt. Loài chim Hồng thực tế sống theo đàn và di cư theo mùa phải chăng cũng như những cánh chim cách điệu trên trống đồng: biểu tượng cho tương quan vận động giữa con người với con người và con người với tự nhiên.


Đi cùng Phong/ Sơn là Lôi/ Trạch, bạn hiểu biết ý nghĩa cặp quẻ này như nào? - Dựa trên hiểu biết tự nhiên con người lao động hiệu quả; con người cùng nhau vui sống trong hiệu quả lao động. Đây là những ý niệm tưởng như đơn giản nhưng có lẽ hiện đúng với "cộng đồng chim hồng" hơn là "xã hội loài người" (cười)?...


Mùa đông "Chim Hồng" ở phương trời ấm áp, những ngọn núi lửa dường như đang im lặng:  là hình ảnh đặc trưng của phương nam. Địa/ Lôi là hình tượng dồn nén của núi lửa, tự nhiên, dồn nén đến độ ắt... biểu hiện. Nghe nói: thời cơ đã thấy nhưng cũng không nên quá vội vàng mà có thể tổn hại cho diễn tiến tốt đẹp.


Địa/ Lôi và Sơn/ Địa là một cặp quẻ. Sơn/ Địa là tượng ngọn núi trên mặt đất. Ngọn núi sừng sững bởi nền móng vững vàng. Như vậy núi cao và đất bằng là một thể. "Sơn phụ ư địa: bái, thượng dĩ hậu hạ an trạch" - Dịch thơ: "Cây cao là bởi cội dày Lá vàng rụng xuống đất này an vui".


Mùa xuân "Chim Hồng" tung cánh hướng tới phía bắc, sải cánh dưới bầu trời và trên những ngọn núi, ngang cùng tiếng sấm cơn mưa. Lôi/ Thiên là tượng sấm nổ từ trên trời âm vang xuống khắp mặt đất. Sau những thời gian đằng đẵng im lìm - thì đã có những khác lạ đầu tiên, và từ đó là bao nhiêu chuyển biến.
Xoay 180 độ Lôi Thiên biến thành Thiên/ Sơn, đời sống không thể nào thiếu cả hai. Cặp quẻ này nằm chính giữa 32 cặp quẻ, có thể nói chính là định nghĩa "con người" (chữ "Nhân"). Con người không thể sống chỉ một mình: mỗi hành động của mỗi con người mang ý nghĩa như nào?...


Mùa hạ "Chim Hồng" đã bay đến phía bắc, hồ nước là đặc trưng ở phía bắc (vùng thấp), từ trên cao thấy được bầu trời trong đáy nước. Trạch/ Thiên: Trời cao và nước sâu là cần thiết cho "Chim Hồng", sinh tồn và phát triển là một sự khẳng định, không phải chỉ với một cá thể mà với cả một cộng đồng.


 Thiên/ Phong tức là tượng gió thổi dưới trời, những ngọn gió tự do đến đâu thì không thể vượt quá bầu trời bao la: cũng như thông tin nếu không rõ ràng đúng đắn thì không thể nhận được sự ủng hộ lan tỏa và mãi mãi trong đời sống cộng đồng. Đó là ý nghĩa của Thiên/ Phong đi cùng Trạch/ Thiên.


 Mùa thu "Chim Hồng" lại bay về nam nơi chẳng bao giờ băng giá, vượt qua những rặng núi cao, đậu xuống một dải đất-nước khó phân hình chim Hồng. Phong/ Địa: một trong số ít quẻ có đầy đủ các chữ “Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh”. Tượng viết: “Quân tử dĩ giáo tư vô cùng; dung bảo dân vô cương”. Liên hệ với quẻ Càn và quẻ Cách, ta hiểu đây là tình huống thống nhất ý chí của cả một cộng đồng.




Địa / Trạch khi đất lấp đầy rồi thì hồ như không còn tồn tại (vô nghĩa). Một người khi dục vọng đã chiếm hết đầu óc thì mọi lời đều bỏ ngoài tai. Tham lam, ngu dốt là một hiện thực thảm khốc nhất là khi đó là một kẻ đang mang trọng trách. Và hiện thực ấy cũng là bài học phản tỉnh cho người quân tử nhất là khi đang thất thế.




Đôi lời cuối bài: Có lẽ với phần đông con người ngày nay thông điệp hình tượng của người xưa là không dễ hiểu. Các hình tượng tư duy trong mỗi quẻ dịch, trong từng cặp quẻ, trong toàn cấu trúc... có ý nghĩa minh xác và uyển chuyển. Dẫu sao có thể bạn ít nhiều đồng ý: người xưa sống đủ sâu để tốt?...



------------------------
Ghi chú: Chi tiết mỗi quẻ dịch trong bài bạn có thể tìm hiểu thêm với www.google.com.vn.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

NGUYÊN MẪU HÌNH TƯỢNG CON RỒNG THỜI LÝ?

Theo thầy Lê Văn Lan: Để tìm hiểu được sâu sắc và tổng quan về con vật linh thiêng này cần bắt đầu từ ngôn ngữ học. Dấu tích ngôn ngữ học của "Rồng" còn tìm thấy ở Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên người ta chỉ con sông là "Krông", có 2 phụ âm kép K và R, nguyên âm "ông". Khi đơn âm tiết hóa "Krông", bảo lưu lại phần phụ âm rung, cộng nguyên âm "ông" thì chính là "Rồng". Cũng trong ngôn ngữ học, âm rung là ngôn ngữ phương Nam, còn Hán ngữ không có phụ âm đầu rung. Chính vì thế nên Trung Hoa biến tất cả âm rung thành âm lưỡi, âm "l".



1/ Thăng Long là tên kinh đô triều Lý - ngày nay là Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. "Văn Hiến" được bảo chứng bằng hệ thống di sản độc đáo (hình minh họa dưới đây): Điện Thiên An (Hoàng Thành) - Đàn Tế Xã Tắc (Xã Đàn) - Chùa Một Cột (Diên Hựu) - Văn Miếu (Quốc Tử Giám): mỗi di sản trong tổng thể đều có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của tổng thể, ngược lại sự tồn tại của tổng thể di sản gia tăng giá trị vốn có mỗi di sản:
[Kinh thành Thăng Long: - Cấu trúc tổng thể]

2/ Lý Công Uẩn được biết đến là vị vua khởi đầu triều Lý, tương truyền ông sinh ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (ngày nay ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ). "Thuận Thiên năm thứ nhất (Canh Tuất - 1010). Mùa xuân, tháng 2, xa giá nhà vua về châu Cổ Pháp, cho các bô lão trong hương tiền và lụa theo thứ bậc khác nhau" <theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư>. Như vậy ngay sau khi lên ngôi ông đã về thăm quê, và rất nhanh sau đó là quyết định dời đô:
[Bên kia Sông Đuống - quê hương Lý Công Uẩn]

3/  Sau khi vua ban "Chiếu dời đô", Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi nhận: "Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở (Hoa Lư - Ninh Bình) ra vùng đồng bằng cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế:
[Dời đô Hoa Lư - Đại La: rồng vàng bay lên! ]

4/ Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: "Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long. Đổi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên, sông Bắc Giang làm sông Thiên Đức [sông Đuống ngày nay]". Quan sát kỹ bản đồ địa hình dưới đây, so sánh dòng chảy Sông Hồng với hình tượng con rồng thời Lý:
[Đoạn sông Hồng chảy qua Kinh Kỳ và Phố Hiến - nguyên mẫu con rồng thời Lý?]

5/ Đồ án rồng thời Lý có nguyên mẫu là một đoạn của con sông Hồng chảy qua thực ấp Lý Công Uẩn thời xưa (Phố Hiến thuộc thành phố Hưng Yên ngày nay) - điều này có thể được giả thuyết và xác thực bằng hệ thống tư liệu lịch sử, địa lý, mỹ thuật... "Con rồng thời Lý" là một biểu tượng sinh động của văn hóa nước ta. Nền văn hóa được hình thành từ sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp cho đến nay vẫn đang là nền tảng phát triển, cùng với những giá trị văn hóa lâu đời được phát huy, hi vọng tương lai của nguời Việt Nam sẽ rạng rỡ hơn:
["2013 - Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng": click hình để phóng lớn quan sát thân rồng, chân rồng, đầu rồng... ]

*                 *                *


Cuộc sống như dòng chảy của con sông, có những khi dịu dàng, có những khi sôi nổi - nhưng những vết dấu nó để lại luôn hợp lý. Bài viết này dành tưởng niệm một người bạn của Việt Nam vừa ra đi vì tai nạn giao thông. Báo Thanh Niên: - "TS Nishimura Masanari là người đã phát hiện một mảnh khuôn đúc trống đồng có niên đại khoảng thế kỷ 1-3 sau Công nguyên. Là mảnh khuôn đúc đồng duy nhất được tìm thấy từ trước tới nay, tư liệu này cho phép khẳng định trống đồng được đúc ra chính tại Việt Nam, chứ không phải từ nơi khác mang đến". 


/.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

QUAN SÁT BẢN ĐỒ THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGÀY NAY...

Những khai cổ khảo quật gần đây phản ánh hiểu biết tương quan tự nhiên, và hoạt động xã hội của người xưa. Như thế, các công trình xây dựng còn là để tương tri với các thế hệ mai sau:



1/ Quan sát bản đồ thủ đô Hà Nội ngày nay ai ai có thể tin rằng có một quần xã di sản ngàn năm ẩn chứa nhiều điều đặc biệt - thú vị?

2/ Bốn di sản cùng được xây dựng dưới triều Lý là Điện Càn Nguyên (Hoàng Thành), Đàn Tế (Xã Đàn), Chùa Một Cột (Diên Hựu), Văn Miếu - Quốc Tử Giám:


3/ Trong đó hai di sản được xây dựng trước tiên là Điện Thiên An và Đàn Xã Tắc tạo thành đường thẳng y = 2x (nghiêng 22,5 độ so với trục đứng):


4/ Bằng thước thẳng từ bốn địa điểm xác định nói trên ta có thể dựng được một hình vuông lớn 16 đơn vị diện tích (Văn Miếu ở vị trí trung tâm):



5/ Theo phép đối xứng tâm đường thẳng y=2x chia hình vuông lớn này thành hai nửa bằng nhau (số tám (8) là một nghiệm của phương trình):

6/ Tiếp tục dựng được hai hình bát giác đều đồng tâm có tỷ lệ diện tích bằng hai (diện tích hình lớn chia diện tích hình nhỏ bằng số hai (2)):

7/ Nhận xét: mỗi di sản trong tổng thể đều có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của tổng thể, ngược lại sự tồn tại của tổng thể di sản gia tăng giá trị vốn có mỗi di sản:


8/ Trên đây là vài nét mô tả tương quan toán học, mời bạn cùng xem xét  ở trên bản đồ lớn , và suy ngẫm thêm ý nghĩa tổng thể quần xã di sản:


Tái bút:

TS Giáp Văn Dương: - "Tôi cho rằng một khi mà chúng ta đã tự ti tức là không tin vào bản thân mình, không tin vào giá trị của mình nữa thì khi đó chúng ta không có ý thức xây dựng, và cũng không có ý thức đầu tư nguồn lực để xây dựng một cái giá trị cho mình, một cái giá trị cho đất nước của  mình, và cũng không thể tập hợp được những người khác cùng xây dựng, và khi mà mọi cố gắng lại không có một sự cộng hưởng của một tập thể người thì sẽ không thể có một kiểu hình chung của dân tộc, và như thế thì cái bản sắc sẽ không lộ rõ ra và khi ra ngoài người ta sẽ không nhận ra".




Vì sao cha ông ta xây dựng được hơn cả những quần thể công trình như quan sát trên đây: ắt hẳn phải có một sự tự tin lớn?... "Hà Nội" tên gọi - ngày nay nghĩa là thành phố "trong sông", song ngày xưa có tên là "Thăng Long" (rồng bay): cả hai tên gọi đều liên hệ đến dòng sông - song mỗi cái tên gợi mở một "tầm vóc ý nghĩa" khác nhau. Làm một so sánh một chút khu vực kiến tạo địa hình dòng sông gắn với kiến trúc biểu trưng thủ đô: giữa của thủ đô Hà Nội Việt Nam và thủ đô Washington Hoa Kỳ - thấy thú vị bởi những tương đồng nhiều hơn là những khác biệt:



Khác biệt căn bản nhất là vị trí của kiến trúc biểu trưng thủ đô so với kiến tạo địa hình dòng sông : nếu lấy ý nghĩa tên gọi của Hà Nội gắn với Sông Hồng mà luận thì có thể nói... gắn với sông Potomac, Washington có nghĩa là... "ngoài sông" (cười). Địa giới Thủ đô Hoa Kỳ đã thực thi theo khuôn phép "hình vuông" mỗi cạnh 10 miles (khoảng 16 km) được quy định tại điều 1 Hiến Pháp Hoa Kỳ từ 1790. Hãy suy ngẫm có một mối liên hệ tư tưởng nào chăng: Cũng khoảng thời gian này năm 1791 bắt đầu hiệu lực Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ - chính là 10 tu chính án Hiến pháp đầu tiên - trong đó tu chính án thứ 10: giới hạn quyền lực của chính phủ liên bang. 

/.