Chọn ngôn ngữ

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

...NGẪM VỀ NGÀN XƯA - NGHĨ TỚI NGÀY SAU...

- "Như một nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay - quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế ngự. Thế kỷ 16-19, những mối quan hệ kỹ thuật - kinh tế từng bước chiếm ưu thế. Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi".  

* * *

Nhắc lại nhận định của một nhà nghiên cứu Tây phương như vậy để bắt đầu suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Dẫn theo dịch học thì nhân bản, khoa học, thiết thực, bền vững là những tiêu chuẩn văn hóa cơ bản. - Trước hết mời các bạn xem một bộ phim khoa học "Hành trình vĩ đại của nhân loại - Châu Á".


Con người ở mỗi vị trí địa lý khác nhau có cảm giác khác nhau về các mùa trong năm - thực chất là tương quan vận động giữa Trái Đất và Mặt Trời, lưu ý vị trí của tia sáng vuông góc trên Trái Đất trong mỗi mùa (minh họa). Tổng quan những nhận thức này của người phương tây đã có từ khoảng 500 năm trước mở đầu cho các thành tựu khoa học kỹ thuật:


Vị trí địa lý của Việt Nam nhận được một lượng nhiệt lớn trong năm thuận lợi cho sự phát triển cây trồng và vật nuôi. Hiểu biết về địa lý - thiên văn - lịch pháp lại tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu ẩm thực của con người. (Vậy mà ngày nay ăn uống vẫn đang là cấp thiết đối nhiều người Việt Nam cũng như hàng tỷ người trên khắp hành tinh):


Phong/ Sơn  là quẻ dịch thứ 54 theo như minh họa trên đây có hình tượng Chim Hồng (Hạc) xuyên suốt. Loài chim Hồng thực tế sống theo đàn và di cư theo mùa phải chăng cũng như những cánh chim cách điệu trên trống đồng: biểu tượng cho tương quan vận động giữa con người với con người và con người với tự nhiên.


Đi cùng Phong/ Sơn là Lôi/ Trạch, bạn hiểu biết ý nghĩa cặp quẻ này như nào? - Dựa trên hiểu biết tự nhiên con người lao động hiệu quả; con người cùng nhau vui sống trong hiệu quả lao động. Đây là những ý niệm tưởng như đơn giản nhưng có lẽ hiện đúng với "cộng đồng chim hồng" hơn là "xã hội loài người" (cười)?...


Mùa đông "Chim Hồng" ở phương trời ấm áp, những ngọn núi lửa dường như đang im lặng:  là hình ảnh đặc trưng của phương nam. Địa/ Lôi là hình tượng dồn nén của núi lửa, tự nhiên, dồn nén đến độ ắt... biểu hiện. Nghe nói: thời cơ đã thấy nhưng cũng không nên quá vội vàng mà có thể tổn hại cho diễn tiến tốt đẹp.


Địa/ Lôi và Sơn/ Địa là một cặp quẻ. Sơn/ Địa là tượng ngọn núi trên mặt đất. Ngọn núi sừng sững bởi nền móng vững vàng. Như vậy núi cao và đất bằng là một thể. "Sơn phụ ư địa: bái, thượng dĩ hậu hạ an trạch" - Dịch thơ: "Cây cao là bởi cội dày Lá vàng rụng xuống đất này an vui".


Mùa xuân "Chim Hồng" tung cánh hướng tới phía bắc, sải cánh dưới bầu trời và trên những ngọn núi, ngang cùng tiếng sấm cơn mưa. Lôi/ Thiên là tượng sấm nổ từ trên trời âm vang xuống khắp mặt đất. Sau những thời gian đằng đẵng im lìm - thì đã có những khác lạ đầu tiên, và từ đó là bao nhiêu chuyển biến.
Xoay 180 độ Lôi Thiên biến thành Thiên/ Sơn, đời sống không thể nào thiếu cả hai. Cặp quẻ này nằm chính giữa 32 cặp quẻ, có thể nói chính là định nghĩa "con người" (chữ "Nhân"). Con người không thể sống chỉ một mình: mỗi hành động của mỗi con người mang ý nghĩa như nào?...


Mùa hạ "Chim Hồng" đã bay đến phía bắc, hồ nước là đặc trưng ở phía bắc (vùng thấp), từ trên cao thấy được bầu trời trong đáy nước. Trạch/ Thiên: Trời cao và nước sâu là cần thiết cho "Chim Hồng", sinh tồn và phát triển là một sự khẳng định, không phải chỉ với một cá thể mà với cả một cộng đồng.


 Thiên/ Phong tức là tượng gió thổi dưới trời, những ngọn gió tự do đến đâu thì không thể vượt quá bầu trời bao la: cũng như thông tin nếu không rõ ràng đúng đắn thì không thể nhận được sự ủng hộ lan tỏa và mãi mãi trong đời sống cộng đồng. Đó là ý nghĩa của Thiên/ Phong đi cùng Trạch/ Thiên.


 Mùa thu "Chim Hồng" lại bay về nam nơi chẳng bao giờ băng giá, vượt qua những rặng núi cao, đậu xuống một dải đất-nước khó phân hình chim Hồng. Phong/ Địa: một trong số ít quẻ có đầy đủ các chữ “Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh”. Tượng viết: “Quân tử dĩ giáo tư vô cùng; dung bảo dân vô cương”. Liên hệ với quẻ Càn và quẻ Cách, ta hiểu đây là tình huống thống nhất ý chí của cả một cộng đồng.




Địa / Trạch khi đất lấp đầy rồi thì hồ như không còn tồn tại (vô nghĩa). Một người khi dục vọng đã chiếm hết đầu óc thì mọi lời đều bỏ ngoài tai. Tham lam, ngu dốt là một hiện thực thảm khốc nhất là khi đó là một kẻ đang mang trọng trách. Và hiện thực ấy cũng là bài học phản tỉnh cho người quân tử nhất là khi đang thất thế.




Đôi lời cuối bài: Có lẽ với phần đông con người ngày nay thông điệp hình tượng của người xưa là không dễ hiểu. Các hình tượng tư duy trong mỗi quẻ dịch, trong từng cặp quẻ, trong toàn cấu trúc... có ý nghĩa minh xác và uyển chuyển. Dẫu sao có thể bạn ít nhiều đồng ý: người xưa sống đủ sâu để tốt?...



------------------------
Ghi chú: Chi tiết mỗi quẻ dịch trong bài bạn có thể tìm hiểu thêm với www.google.com.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét